Đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được tổ chức như thế nào?
Việc đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được hướng dẫn tại Chương II Phần II Hướng dẫn 1499/HD-TLĐ năm 2015 về công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị người lao động và xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành như sau:
1. Nội dung đối thoại định kỳ:
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do Giám đốc hoặc người được Giám đốc chính thức ủy quyền chủ trì cùng phối hợp với BCHCĐCS 03 tháng tổ chức đối thoại một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định sau: Tình hình sản xuất kinh doanh của DN; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và các cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; Yêu cầu của tập thể NLĐ đối với NSDLĐ; yêu cầu của NSDLĐ đối với tập thể NLĐ; nội dung khác mà hai bên quan tâm.
2. NSDLĐ chuẩn bị nội dung đối thoại
NSDLĐ có trách nhiệm đề xuất, chuẩn bị nội dung đối thoại, phân công thành viên tổ đối thoại; gửi nội dung đối thoại cho đại diện tập thể NLĐ biết.
3. BCHCĐCS chuẩn bị nội dung đối thoại
BCHCĐCS có trách nhiệm:
- Tổ chức lấy ý kiến của NLĐ về những nội dung cần đưa ra đối thoại qua các hình thức lấy ý kiến phù hợp. Các Ủy viên BCHCĐCS, các thành viên tham gia đối thoại nắm bắt tình hình thực tế, nghiên cứu đề xuất nội dung đối thoại.
- Tổng hợp ý kiến đề xuất nội dung đối thoại từ NLĐ; BCHCĐCS thống nhất sắp xếp vấn đề, nội dung đề xuất đối thoại theo thứ tự ưu tiên; bàn bạc, lựa chọn, biểu quyết vấn đề, nội dung thiết thực, khả thi đưa vào nội dung đối thoại.
- Phân công thành viên tham gia Tổ đối thoại đại diện cho tập thể NLĐ chuẩn bị ý kiến, tài liệu liên quan để bảo vệ nội dung đối thoại đề xuất.
- Chủ tịch CĐCS gửi nội dung đối thoại cho NSDLĐ và thông báo cho NLĐ biết.
4. Tiếp nhận và xử lý nội dung đối thoại do đại diện tập thể NLĐ chuyển đến
5. Tiếp nhận và xử lý nội dung đối thoại do NSDLĐ chuyển đến
Nhận được nội dung đối thoại từ NSDLĐ chuyển đến, Chủ tịch CĐCS tổ chức họp BCHCĐCS để xem xét, thống nhất những nội dung chấp thuận, không chấp thuận; lý do chấp thuận, không chấp thuận; quyết định cử thành viên tham gia tổ đối thoại đại diện cho tập thể NLĐ; phân công nhiệm vụ cho thành viên tổ đối thoại nghiên cứu, phân tích tìm các căn cứ để phần biện nội dung không chấp thuận.
6. Thống nhất nội dung, thời gian và địa điểm đối thoại, rà soát công việc chuẩn bị đối thoại
- Sau khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, các bên trao đổi thống nhất nội dung, địa điểm, thời gian đối thoại, danh sách thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên.
- NSDLĐ ra quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
- Mỗi bên họp Tổ đối thoại để rà soát lại công việc đã phân công cho các thành viên chuẩn bị, hoàn thiện các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung đối thoại mà các bên đã gửi cho nhau; ý kiến phản biện nội dung đối thoại chưa phù hợp của mỗi bên; dự kiến các phương án và các tình huống phát sinh và phương án xử lý.
7. Điều kiện tiến hành cuộc đối thoại
- Khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức Hội nghị NLĐ thì không nhất thiết phải tổ chức đối thoại định kỳ.
Trong trường hợp đủ 90 ngày kể từ khi kết thúc cuộc đối thoại liền kề mà không có bên nào đề xuất nội dung đối thoại thì NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS gặp mặt, trao đổi thống nhất, ký biên bản với nội dung: Tiếp tục thực hiện các vấn đề đã thống nhất thực hiện trong biên bản của các kỳ đối thoại trước đó thay cho việc thực hiện tổ chức cuộc đối thoại định kỳ này.
- Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tổ chức tại địa điểm và thời gian đã thống nhất. Trường hợp NSDLĐ thay đổi địa điểm, thời gian đối thoại thì phải thông báo cho Chủ tịch Công đoàn và các thành viên tổ đối thoại biết trước.
- Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc chỉ được tiến hành với sự có mặt ít nhất 2/3 số thành viên đại diện cho mỗi bên. Trường hợp không đủ 2/3 số thành viên đại diện cho mỗi bên, NSDLĐ quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó, nhưng thời gian hoãn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc đối thoại bị hoãn.
- Trong quá trình đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận dân chủ các nội dung đối thoại.
8. Tiến hành cuộc đối thoại
- Tổ trưởng tổ đối thoại trình bày từng nội dung đưa ra đối thoại, các căn cứ pháp luật và thực tiễn của từng nội dung đối thoại.
- Thành viên tổ đối thoại các bên lắng nghe, theo dõi phần trình bày nội dung đối thoại của các hai bên.
- Tổ trưởng tổ đối thoại phân công thành viên của tổ đối thoại phía mình trả lời nội dung được phân công hoặc phản biện lại nội dung không phù hợp hoặc không khả thi do các bên đưa ra. Trường hợp có vấn đề phát sinh chưa chuẩn bị trước thì các bên có thể đề nghị tạm ngừng cuộc đối thoại để hội ý thống nhất ý kiến, sau đó trở lại đối thoại tiếp.
- Thống nhất kết luận từng vấn đề, nội dung đối thoại và lập biên bản cuộc đối thoại. Nội dung biên bản cuộc đối thoại phải ghi rõ những nội dung thống nhất, biện pháp thực hiện, những nội dung còn ý kiến khác nhau chưa thống nhất, cách thức giải quyết tiếp.
Trên đây là nội dung quy định về việc đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Hướng dẫn 1499/HD-TLĐ năm 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?