Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất cáp viễn thông
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới - WTO. Chúng ta phải thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến việc giảm dần và tiến tới loại bỏ hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho sản phẩm công nghiệp. Đối với CNpCNTT, Việt Nam hoàn toàn mở cửa, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.
Luật CNTT năm 2006, Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật CNTT về CNp CNTT, Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển CNĐT Việt Nam đến năm 2010 đã tạo ra hành lanh pháp lý và định hướng cho sự phát triển ngành công nghiệp điện tử nước ta. Trong bối cảnh hội nhập, Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các hoạt động R&D nhằm phát triển các sản phẩm trọng điểm – sản phẩm công nghệ cao, các hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu, có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các Khu công nghệ cao, Khu chế xuất.
Do đó, các doanh nghiệp sản xuất cáp viễn thông cần phải:
- Thường xuyên nghiên cứu các cơ chế, chính sách mới nhất của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực của mình
- Chủ động xây dựng kế hoạch trung và dài hạn nhằm đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới theo tín hiệu của thị trường (Thí dụ, hiện nay thị trường hướng đến việc phát triển internet tốc độ cao, băng rộng, các dịch vụ đa phương tiện nên thị trường cáp đồng có xu hướng giảm còn thị trường cáp quang có xu hướng tăng, đó cũng là quy luật của thị trường).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?