Mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với lao động nước ngoài

Xin cho hỏi trường hợp lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì mức hưởng chế độ là bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 143/2018/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/12/2018) và Điều 48 và Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam (người lao động) có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định cụ thể như sau:

1. Mức trợ cấp một lần

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp người lao động thay đổi mức hưởng trợ cấp do giám định lại, giám định tổng hợp.

2. Mức trợ cấp hàng tháng

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03C-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05B-HSB văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viêm phế quản mạn tính có phải là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là gì? Một năm khám mấy lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh nghề nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
238 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào