Các công việc nào được cho thuê lại lao động?
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 25 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, bao gồm:
1. Công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Việc cho thuê lại chỉ được thực hiện đối với các công việc nằm trong Danh mục và bảo đảm quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung Danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, căn cứ Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 55/2013/NĐ-CP, thì các công việc được phép cho thuê lại lao động bao gồm những công việc sau:
1. Phiên dịch/ Biên dịch/ Tốc ký
2. Thư ký/Trợ lý hành chính
3. Lễ tân
4. Hướng dẫn du lịch
5. Hỗ trợ bán hàng
6. Hỗ trợ dự án
7. Lập trình hệ thống máy sản xuất
8. Lập trình hệ thống máy sản xuất
9. Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất
10. Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy
11. Biên tập tài liệu
12. Vệ sĩ/Bảo vệ
13. Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại
14. Xử lý các vấn đề tài chính, thuế
15. Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô
16. Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất
17. Lái xe
Khi cho thuê lại lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 23. Mục đích của việc cho thuê lại lao động
1. Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhân lực trong khoảng thời gian nhất định.
2. Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
3. Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Điều 24. Các trường hợp không được cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
2. Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.
3. Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.
4. Cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp người lao động đó đã sinh sống tại khu vực trên từ đủ 03 năm trở lên; công việc cho thuê lại lao động nằm trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Ban biên tập thông đến bạn!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?