Hội thẩm nhân dân có phải tham gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm không?
Hội thẩm nhân dân có phải tham gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự như sau:
Điều 11. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Như vậy, Hội thẩm nhân dân không tham gia xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.
Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử vụ án dân sự phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 12. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo đó, hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử vụ án dân sự phải đảm bảo sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Hội thẩm nhân dân có phải tham gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm không? (Hình từ Internet)
Hội thẩm nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hội thẩm nhân dân như sau:
Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa.
2. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.
3. Tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự.
4. Tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Theo đó, khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa.
- Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.
- Tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự.
- Tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?