Các hình thức tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã. Pháp luật cho phép các quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện tổ chức lại thông qua các hình thức nhất định theo pháp luật. Vậy các hình thức đó là các hình thức cụ thể nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) và Luật hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Trong quá trình hoạt động thì quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức lại khi có nhu cầu. Việc thực hiện tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân thì việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện dưới các hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập quỹ tín dụng nhân dân.

Trong đó:

- Chia quỹ tín dụng nhân dân là việc một quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi là quỹ tín dụng nhân dân bị chia) chia toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để thành lập hai quỹ tín dụng nhân dân mới trở lên, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của quỹ tín dụng nhân dân bị chia.

- Tách quỹ tín dụng nhân dân là việc một quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi là quỹ tín dụng nhân dân bị tách) tách một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để thành lập một hoặc một số quỹ tín dụng nhân dân mới mà không chấm dứt sự tồn tại của quỹ tín dụng nhân dân bị tách.

- Hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân là việc hai quỹ tín dụng nhân dân trở lên (sau đây gọi là quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất) hợp nhất toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để thành lập một quỹ tín dụng nhân dân mới (sau đây gọi là quỹ tín dụng nhân dân hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất.

- Sáp nhập quỹ tín dụng nhân dân là việc một hoặc một số quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi là quỹ tín dụng nhân dân bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi là quỹ tín dụng nhân dân nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của quỹ tín dụng nhân dân bị sáp nhập.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Quỹ tín dụng nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Quỹ tín dụng nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân dành cho hộ gia đình theo Thông tư 29?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân dành cho pháp nhân theo Thông tư 29?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân dành cho cá nhân theo Thông tư 29?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên của quỹ tín dụng nhân dân được đặt như thế nào theo quy định pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân là gì theo Thông tư 29?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quỹ tín dụng nhân dân không được cho khách hàng vay để mua, đầu tư chứng khoán?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày làm việc trở lên của Quỹ tín dụng nhân dân mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên hội đồng quản trị của Quỹ tín dụng nhân dân có được đồng thời là Phó Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quỹ tín dụng nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
292 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quỹ tín dụng nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ tín dụng nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào