Quy trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được quy định như thế nào?
Quy trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành với nội dung như sau:
- Nghiên cứu thu thập tư liệu, thông tin hiện có liên quan đến đối tượng kiểm kê;
- Tập huấn cho những người tham gia kiểm kê;
- Khảo sát điền dã, thu thập tư liệu, thông tin về đối tượng kiểm kê theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL;
- Lập phiếu kiểm kê (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL);
- Lập danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư này để điền nội dung danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL);
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ và thông báo với cộng đồng địa phương;
- Lập hồ sơ kiểm kê.
Trên đây là nội dung trả lời về quy trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?