Những di sản văn hóa phi vật thể nào cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Tôi đang tìm hiểu về một số quy định liên quan đến các di sản văn hóa và có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Những di sản văn hóa phi vật thể nào cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thì những di sản văn hóa phi vật thể cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm:

- Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;

- Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;

- Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;

- Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;

- Lễ hội truyền thống;

- Nghề thủ công truyền thống;

- Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

Trên đây là nội dung trả lời về những di sản văn hóa phi vật thể cần được kiểm kê để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL.

Trân trọng!

Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp Pháp luật
Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào? Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại di sản văn hóa phi vật thể theo TCVN 10382:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 22/8/2024, Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hóa trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm và báo cáo về tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân thực hiện có thể được số hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa phi vật thể
Thư Viện Pháp Luật
469 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản văn hóa phi vật thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản văn hóa phi vật thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào