Người lao động tự hủy hoại sức khỏe có được hưởng chế độ ốm đau hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm: Chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.
Mỗi chế độ bảo hiểm đều có điều kiện hưởng, mức hưởng chế độ khác nhau theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trong đó, đối với chế độ ốm đau, theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng chế độ ốm đau cụ thể như sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn cũng như các phân tích trên đây thì có thể xác định trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mà bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe thì không được quyết chế độ ốm đau.
Do đó, kết luận: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì chồng bạn đang là công nhân làm việc theo hợp đồng lao động, đã tự hủy hoại sức khỏe của mình dẫn đến phải nghỉ việc ở nhà tịnh dưỡng. Nên chồng bạn thuộc đối tượng không được giải quyết chế độ ốm đau theo quy định.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 22 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?
- TP. HCM: Doanh nghiệp có sử dụng lao động phải hoàn thành gửi báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 trước 05/12/2024?