Phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp
Phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp
a) Việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế và đồng thời với cấp mã số doanh nghiệp.
Cơ quan thuế căn cứ thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang qua hình thức điện tử để thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.
b) Phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan thuế các cấp, các quy định của Luật Ngân sách nhà nước về thẩm quyền quản lý, phân cấp nguồn thu tại địa phương và phù hợp với các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành;
c) Phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước.
2. Căn cứ các nguyên tắc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ nội dung phân cấp nguồn thu nêu tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Cục Thuế phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định:
Để đảm bảo việc phân công được Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế thực hiện tự động, tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới về cơ bản phải căn cứ các thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang. Khi xây dựng tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới, cần lưu ý một số nội dung sau:
a) Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp:
a.1) Doanh nghiệp nhà nước.
Riêng doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;
a.2) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp dự án BOT, BTO, BT do nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình dự án và để thực hiện dự án khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
a.3) Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn (như thủy điện, bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ bản...); doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn; doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật;
a.4) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp như: hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, hoạt động pháp luật, khai khoáng. Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các nguyên tắc phân công quản lý thuế nêu tại khoản 1 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;
b) Chi cục Thuế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp còn lại có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?