Cha mẹ nuôi có được là người thừa kế không phụ thuộc di chúc?
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Như vậy, điều luật không có quy định cụ thể chỉ có cha mẹ ruột mới được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc nên cần hiểu con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng là (con ruột, con nuôi, cha me ruột, cha mẹ nuôi) đều được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc.
Việc xác định mối quan hệ cha mẹ nuôi: Theo quy định tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) thì việc nuôi con nuôi phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:
Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.
Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Từ quy định trên có thể thấy, để xác định mối quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi thì cần dựa vào sổ đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân, Sở tư pháp và giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi. Việc công chứng viên dựa vào sơ yếu lý lịch và sổ hộ khẩu của công an để xác định mối quan hệ nuôi con nuôi là chưa phù hợp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?