Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 24 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.

Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi đáp ứng các điều kiện hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH thì người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Việc xác định các yếu tố người lao động đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:

- Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;

- Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;

- Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Chế độ nâng lương nâng bậc phụ cấp trợ cấp
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ nâng lương nâng bậc phụ cấp trợ cấp
Hỏi đáp pháp luật
Mức phụ cấp độc hại đối với người lao động?
Hỏi đáp pháp luật
Các loại phụ cấp lương cho người lao động
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian nâng bậc lương đối với người lao động
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung tham gia quản lý và nghĩa vụ của người lao động tại Tổng công ty Lương thực miền Bắc
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian nâng bậc lương đối với người lao động năm 2017
Hỏi đáp pháp luật
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Hỏi đáp pháp luật
Giấy khen như thế nào thì sẽ đáp ứng điều kiện để nâng lương trước thời hạn?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp được quy định như thế nào theo Bộ luật Lao động 2019?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp? Được giảm thời hạn kéo dài thời hạn nâng lương bao nhiêu tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ nâng lương nâng bậc phụ cấp trợ cấp
Thư Viện Pháp Luật
213 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ nâng lương nâng bậc phụ cấp trợ cấp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào