Các hình thức XPHC và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trước ngày 01/01/2010

Trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2010) thì pháp luật nước ta quy định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thêp áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả nào đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Theo quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trước ngày 01/01/2010 được quy định cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

4. Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp khắc phục là gì? Có những biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, văn hóa, du lịch, quảng cáo
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động trợ giúp pháp lý
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hợp tác quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động quản lý hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động trọng tài thương mại
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp khắc phục hậu quả
Thư Viện Pháp Luật
352 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào