Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ khi nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì phải nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ thực hiện thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp để đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đó.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
- Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
- Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí;
- Thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 4 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp bị coi là không hợp lệ trên đây hoặc thuộc trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí.
Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối bị coi là không được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?