Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Bộ Nội vụ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Bộ Nội vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định 782/QĐ-BNV năm 2018 về Quy chế hoạt động của Tổ công tác về kiểm tra công vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, cụ thể như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ và các hoạt động của Tổ công tác;
- Ban hành quy chế hoạt động của Tổ công tác, ký các văn bản điều hành hoạt động của Tổ công tác và các văn bản liên quan đến việc kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương;
- Phê duyệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác;
- Điều hành, phân công, chỉ đạo các thành viên Tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Tổ công tác;
- Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động của Tổ công tác; kết quả kiểm tra và các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương trong việc chấp hành các quy định của pháp luật và các văn bản liên quan;
- Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, thay thế thành viên khi cần thiết.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?