Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có khả năng thanh toán khi nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thành lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải luôn duy trì khả năng thanh toán của mình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 77 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm:
Theo đó, theo quy định tại Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ:
Theo đó, biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 73/2016/NĐ-CP thì biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:
- 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
- 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
- Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
+ Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
+ Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng tổng của:
- Tái bảo hiểm phi nhân thọ:
+ 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
+ 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
- Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe:
+ Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
+ Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
+ Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
++ Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
++ Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?