Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bị xử phạt ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Tại Khoản 1 Điều 19 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: trách nhiệm của người lao động là đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP có quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Theo đó, khi bị phạt hiện ra ngoài bị xử phạt hành chính thì buộc phải khắc phục hậu quả bằng cách: Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định. (Theo Điểm a Khoản 4 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
=> Như vậy, việc tham gia BHXH là trách nhiệm mà một người lao động phải thực hiện, thiết nghĩ việc tham gia BHXH sau này sẽ giúp ít rất nhiều cho bạn, tích chút ít mỗi tháng nhưng sau này khi cần bạn sẽ được hỗ trợ rất nhiều từ quỹ BHXH này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
- Giỗ tổ 2025 vào ngày nào, thứ mấy? Giỗ tổ 2025 được nghỉ 3 ngày đúng không?
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày giờ nào đẹp nhất để cúng ngày vía Thần Tài 2025?
- Xe tang có được vượt đèn đỏ không? Xe tang vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?