Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
Theo quy định của pháp luật thì chất thải phóng xạ là chất thải chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ.
Nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân.
Còn, nhiêu liệu hạt nhân là vật liệu hạt nhân được chế tạo làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân.
Các chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng có tác hại rất lớn đến sức khỏe của con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác. Do đó, pháp luật bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng để trcsh tình trạng rò rỉ ra môi trường tự nhiên.
Theo đó, theo quy định tại Điều 25 Luật Năng lượng nguyên từ 2008 thì việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân có chất thải phóng xạ phải thực hiện các quy định sau đây:
+ Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh;
+ Tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý;
+ Có phương án phân loại và xử lý chất thải phóng xạ.
- Chất thải phóng xạ được xử lý bằng các giải pháp sau đây:
+ Lưu giữ để phân rã đối với chất thải phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn;
+ Chôn cất chất thải phóng xạ, nếu việc chôn cất không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường;
+ Chuyển chất thải phóng xạ về dạng ít gây nguy hiểm cho con người, môi trường;
+ Lưu giữ tạm thời trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh chờ xử lý nếu không thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng nhiên liệu hạt nhân phải có phương án xử lý, lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh.
- Tổ chức, cá nhân phải khai báo chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra.
- Tổ chức, cá nhân phải xin cấp giấy phép thực hiện dịch vụ lưu giữ chất thải phóng xạ.
- Tổ chức, cá nhân chỉ được chôn cất chất thải phóng xạ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, báo cáo tình trạng chôn cất và lập bản đồ địa điểm chôn cất gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
- Nhà nước đầu tư xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia.
- Việc phân loại, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và việc lựa chọn địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, lựa chọn địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Bộ Xây dựng phê duyệt địa điểm kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ theo quy hoạch đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh từ 1/1/2025?
- Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025?
- Đất tôn giáo thuộc nhóm đất nào? Ký hiệu đất tôn giáo trên bản đồ địa chính là gì?
- Mẫu bài viết về bình đẳng giới hay, ngắn gọn năm 2024?
- Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào?