Có được nhập khẩu chất thải phóng xạ hay không?
Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay thì hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được thực hiện vì mục đích hòa bình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải bảo đảm an toàn cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
- Hoạt động quản lý về an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải bảo đảm khách quan, khoa học.
Các hành vi vi phạm các nguyên tắc hoặc tác động tiêu cực đến hoạt động năng lượng nguyên tử đều bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện.
Theo đó, theo quy định tại Điều 12 Luật năng lượng nguyên tử 2008 thì pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường.
- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, mua bán, vận chuyển, chuyển giao, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí bức xạ.
- Tiến hành công việc bức xạ mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
- Nhập khẩu chất thải phóng xạ.
- Vận chuyển chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân bằng đường bưu điện.
- Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân (sau đây gọi chung là vật liệu phóng xạ) bằng các phương tiện không được thiết kế bảo đảm an toàn, an ninh hoặc không có thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh.
- Sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, đồ chơi, đồ trang sức, sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh và các điều kiện ghi trong giấy phép.
- Cản trở trái pháp luật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Trợ giúp dưới mọi hình thức hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Chiếm đoạt, phá hoại; chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
- Che dấu thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đưa thông tin không có căn cứ, không đúng sự thật về sự cố làm tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Sử dụng sai mục đích, tiết lộ thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
==> Như vậy, pháp luật nước ta nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu chất thải phóng xạ. Các trường hợp vi phạm đều bị xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định 107/2013/NĐ-CP thì:
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ.
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?