Yêu cầu chung đối với thiết bị cứu sinh trêu tàu biển được quy định ra sao?
Yêu cầu chung đối với thiết bị cứu sinh trêu tàu biển được quy định tại Tiểu mục 2.6.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2015/BGTVT về Trang bị an toàn tàu biển, cụ thể như sau:
1 Trừ khi có quy định khác hoặc trừ khi Đăng kiểm có xét đến các hành trình đặc biệt của tàu, theo đó đối với một con tàu cụ thể phải phù hợp với các yêu cầu khác, các thiết bị cứu sinh được đưa ra trong phần này phải:
(1) Được chế tạo bằng vật liệu được Đăng kiểm chấp nhận;
(2) Không bị hư hại trong quá trình cất giữ ở nhiệt độ khoảng từ -30 °C đến +65 °C;
(3) Hoạt động được trong khoảng nhiệt độ nước biển từ -1 °C đến +30 °C, nếu chúng thường xuyên bị nhúng trong nước biển trong quá trình sử dụng;
(4) Nếu có thể, chúng phải không bị mục, chịu ăn mòn và không bị ảnh hưởng quá mức bởi nước biển, dầu hoặc bị tấn công của nấm;
(5) Nếu để ngoài trời thì phải chịu đựng được ảnh hưởng trong điều kiện đó;
(6) Có màu sắc dễ nhận biết trên tất cả những phần mà nếu có màu như thế sẽ dễ phát hiện;
(7) Phải được gắn với vật liệu phản quang ở những vị trí mà nó sẽ trợ giúp cho việc tìm kiếm và phù hợp với Phụ lục 1 của Quy chuẩn này;
(8) Nếu chúng được sử dụng trên biển, phải có khả năng hoạt động phù hợp trong môi trường như vậy;
(9) Phải ghi chú rõ các thông tin thẩm định, có cả thông tin thẩm định của Đăng kiểm và các hạn chế về vận hành; và
(10) Nếu áp dụng, phải trang bị bảo vệ ngắn mạch để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu hoặc tổn thương cho người.
2 Phải xác định được thời hạn sử dụng của thiết bị cứu sinh dựa trên cơ sở suy giảm chất lượng theo thời gian. Thiết bị cứu sinh như vậy phải ghi cách xác định tuổi hoặc ngày phải thay thế chúng. Việc ghi chú thường xuyên ngày hết hạn là biện pháp để ấn định thời gian sử dụng. Các bộ pin không được ghi chú ngày hết hạn có thể sử dụng nếu chúng được thay thế hàng năm hoặc trong trường hợp là một bộ pin nạp (ắc quy) thì trạng thái của chất điện phân phải có thể dễ dàng kiểm tra được. Đối với các pháo hiệu cứu sinh, ngày hết hạn phải được nhà sản xuất ghi rõ trên sản phẩm.
3 Các vật liệu dùng để chế tạo thiết bị cứu sinh phải thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 7A của QCVN 21: 2015/BGTVT và các kết cấu hàn phải phù hợp với các yêu cầu ở Phần 6 của QCVN 21: 2010/BGTVT.
4 Xích và dây thừng (dây bằng vật liệu thảo mộc và vật liệu nhân tạo) phải thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 7B của QCVN 21: 2015/BGTVT. Trong khi đó, các puly, mắt nối xích, mắt nối xích quay được và các bộ phận cấu thành di động phải thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 23: 2015/BGTVT.
5 Tời của thiết bị hạ phải thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 3 của QCVN 21: 2015/BGTVT, trong khi đó các cáp điện phải thỏa mãn yêu cầu ở Phần 4 của QCVN 21: 2015/BGTVT.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?