Thời hạn điều tra chính thức vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền
Theo quy định thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Pháp luật nghiêm cẫm các doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện các hành vi sau đây:
- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
- Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Các doanh nghiệp có vị trí độc quyền mà thực hiện các hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm được trích trên đây thì đều bị xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Việc điều tra vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền thường được diễn ra theo hai bước: Điều tra sơ bộ và điều tra chính thức.
Trong đó, bước điều tra sơ bộ vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền là một bước vô cùng qua trọng trong quá trình giải quyết vụ việc tố tụng cạnh tranh. Cụ thể, điều tra sơ bộ vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền là bước tiền đề để xác định việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ra quyết định điều tra chính thức vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền hay quyết định đình chỉ điều tra vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 Luật Cạnh tranh 2004 thì căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định điều tra chính thức vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu của hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm (đã được trích dẫn ở trên).
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 90 Luật Cạnh tranh 2004 thì thời hạn điều tra chính thức vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền là 180 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra chính thực vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá 60 ngày;
Việc gia hạn thời hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cả các bên liên quan trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra chính thức vụ việc lạm dụng vị trí độc quyền.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?