Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán khi tiến hành kiểm toán tổng quát công trình xây dựng
Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán khi tiến hành kiểm toán tổng quát công trình xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 17 Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:
a) Kiểm toán viên nhà nước thực hiện kiểm toán các phần việc được giao
- Căn cứ KHKT chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, Kiểm toán viên sử dụng các phương pháp, thủ tục kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Các phương pháp và thủ tục kiểm toán thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 của Quy trình này.
- Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện kiểm toán theo trình tự từ tổng hợp đến chi tiết; lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp, thủ tục kiểm toán thích hợp để kiểm toán những nội dung cụ thể. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải vận dụng hợp lý các phương pháp, thủ tục kiểm toán, kiến thức và xét đoán chuyên môn; các văn bản theo quy định của pháp luật để tiến hành kiểm toán các phần việc được phân công một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
- Việc đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được, thực hiện phù hợp theo quy định tại CMKTNN số 1500 – Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính; từ Đoạn 55 đến Đoạn 84 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và từ Đoạn 43 đến Đoạn 61 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
- Kiểm toán viên nhà nước phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp thông qua xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán: Nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác. Nếu các giải trình của đơn vị được kiểm toán là không nhất quán, thì Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm tra về các điểm không nhất quán đó nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để khẳng định hoặc loại bỏ nghi ngờ của Kiểm toán viên nhà nước. Việc xác minh, điều tra,… phải lập biên bản và các bằng chứng thu thập được kèm theo. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu sai phạm lớn, các sai phạm có dấu hiệu hình sự, Kiểm toán viên nhà nước, Tổ trưởng phải báo cáo kịp thời cho Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng; Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Tổng Kiểm toán nhà nước để chỉ đạo làm rõ, xử lý.
b) Kiểm toán viên nhà nước kiểm tra, soát xét lại kết quả kiểm toán: Thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
c) Kiểm toán viên nhà nước tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo Tổ trưởng quá trình thực hiện kiểm toán: Thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 18 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?