Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã như thế nào? Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! Mỹ Hạnh - Kiên Giang

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã được quy định tại Khoản 5 Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, theo đó: 

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Động vật hoang dã
Hỏi đáp mới nhất về Động vật hoang dã
Hỏi đáp pháp luật
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB?
Hỏi đáp Pháp luật
Bỏ quy định về dừng nhập khẩu động vật hoang dã?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
Hỏi đáp pháp luật
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hành vi cất giữ sản phẩm động vật hoang dã nhóm IB
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý tang vật là động vật hoang dã thuộc loài nguy cấp đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Động vật hoang dã
Thư Viện Pháp Luật
241 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Động vật hoang dã
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào