Tòa án có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự khi nào?

Tìm hiểu quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước. Tôi có thắc mắc mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Trong quá trình xét xử vụ án, vụ việc dân sự nhưng Tòa án đã thực hiện không đúng nhiệm vụ quyền hạn của mình thì trong những trường hợp nào Tòa án có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự?

Tòa án có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự trong các trường hợp quy định tại quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành. Cụ thể như sau:

(trong các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN)

a) Áp dụng BPKCTT trong hoạt động tố tụng dân sự

a1) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS).

Ví dụ: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn không có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 9 Điều 102 và Điều 111 BLTTDS về việc cho bán hàng hóa là thực phẩm đông lạnh đang tranh chấp mà bị đơn đang chiếm giữ, nhưng Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT buộc bị đơn đang chiếm giữ hàng hóa này phải bán ngay ra thị trường. Sau đó, đương sự khiếu nại đề nghị Tòa án hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT nêu trên. Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu đương sự có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

a2) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 BLTTDS khi không có đủ các điều kiện theo quy định tại các điều 103, 104, 105, 106 và 107 của BLTTDS và hướng dẫn tại Mục 3 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS.

a3) Người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT khác với BPKCTT mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

Ví dụ: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 8 Điều 102 và Điều 110 BLTTDS về việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, nhưng Tòa án áp dụng BPKCTT kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại khoản 6 Điều 102 và Điều 108 BLTTDS. Đương sự khiếu nại yêu cầu hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án nêu trên, Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu đương sự có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

a4) Người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Công ty A có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo quy định tại khoản 10 Điều 102 và Điều 112 BLTTDS về việc phong tỏa tài khoản năm trăm triệu đồng tại Ngân hàng Z của Công ty B. Tuy nhiên, Tòa án đã ra quyết định áp dụng BPKCTT phong tỏa toàn bộ tài khoản 10 tỷ đồng của Công ty B tại Ngân hàng Z. Công ty B có đơn khiếu nại quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án, Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng BPKCTT nêu trên.

Trong trường hợp này, nếu người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do Tòa án áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu của người yêu cầu, thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

b) Áp dụng BPKCTT trong hoạt động tố tụng hành chính

b1) Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT khi không có đơn yêu cầu của người yêu cầu.

b2) Người đã tiến hành tố tụng áp dụng BPKCTT không đúng với yêu cầu của đương sự.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh N ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 1000 ha đất cho doanh nghiệp A để xây dựng khu đô thị mới. Khi doanh nghiệp A đang tiến hành xây dựng khu đô thị thì người dân cư trú xung quanh khu đô thị đang được xây dựng khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp A của Ủy ban nhân dân tỉnh N vì cho rằng quyết định này là trái pháp luật và việc bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng. Đồng thời với đơn khởi kiện, người dân có yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT buộc doanh nghiệp A phải tạm dừng việc xây dựng một phần khu đô thị giáp với nơi người dân đang sinh sống. Tuy nhiên, Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT buộc doanh nghiệp A phải tạm dừng việc xây dựng toàn bộ khu đô thị. Doanh nghiệp A khiếu nại đề nghị Tòa án hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT nêu trên. Tòa án có thẩm quyền đã ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp A có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và có thiệt hại thực tế phát sinh do việc áp dụng BPKCTT của Tòa án gây ra thì Tòa án có trách nhiệm xem xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

2. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án (quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN) khi có đủ hai điều kiện sau đây:

a) Bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính đã bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Có văn bản xác định hành vi trái pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này.

Ban biên tập phản hồi đến bạn. 

 

Tòa án nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Tòa án nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp là cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tòa án nhân dân cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi đến tham dự phiên tòa phải mặc trang phục gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bảng chấm điểm thi đua áp dụng cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, khi chưa có Tòa án sơ thẩm chuyên biệt thì thẩm quyền xét xử sẽ được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
10 việc Thẩm phán không được làm theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, Tòa án nhân dân được phân cấp như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
451 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào