Ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát
Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát được quy định tại Khoản 4 Điều 17 Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Sau khi kết thúc các biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì ban hành kiến nghị.
Trường hợp qua nghiên cứu đơn, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan, nếu có đủ căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì có thể ban hành kiến nghị ngay mà không cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiểm sát.
- Việc áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành quyết định; kết thúc biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành kết luận về kết quả kiểm sát; nếu có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì tùy theo mức độ vi phạm tiếp tục ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị.
- Trường hợp Viện kiểm sát ban hành yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhưng cơ quan được kiểm sát không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, trừ trường hợp có lý do khách quan và đã được cơ quan được kiểm sát thông báo bằng văn bản, thì Viện kiểm sát ban hành kiến nghị gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan được kiểm sát để có biện pháp quản lý, đôn đốc việc thực hiện, nếu xét thấy cần thiết.
- Khi ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát, phải căn cứ vào quy định của pháp luật tương ứng với từng lĩnh vực để ấn định cụ thể thời hạn mà các cơ quan được kiểm sát phải trả lời hoặc thực hiện; trong trường hợp pháp luật tương ứng trong từng lĩnh vực không có quy định cụ thể về thời hạn, thì thực hiện như sau:
+ Khi ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì ấn định thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
+ Khi ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, thì ấn định thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
+ Khi ban hành văn bản kết luận, kiến nghị, kháng nghị quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này, thì ấn định thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
- Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và hoạt động kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?