Kiểm soát quy trình luân chuyển chứng từ trong hoạt động thanh toán của Kho bạc Nhà nước
Kiểm soát quy trình luân chuyển chứng từ trong hoạt động thanh toán của Kho bạc Nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014 về Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, cụ thể như sau:
a) Kiểm soát chặt chẽ các giao diện đi, đến của chương trình thanh toán điện tử liên kho bạc, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương điện tử. Trong trường hợp xảy ra lỗi chạy giao diện, cần đối chiếu dữ liệu sai lầm, thực hiện nhập thủ công, đảm bảo không chuyển tiền hoặc nhập lệnh 2 lần. Trong trường hợp này, cần tăng cường kiểm soát khi nhận lệnh, kịp thời phát hiện các Lệnh thanh toán sai hoặc chuyển tiền 2 lần do KBNN A mắc sai lầm hoặc KBNN B nhập thừa đối với 1 Lệnh thanh toán đến.
b) Đối với các thông tin được phép chỉnh sửa: Tên đơn vị trả tiền thuộc khối an ninh, quốc phòng; sửa tên đơn vị trả tiền đối với các trường hợp phải trả qua tài khoản trung gian,…) trên các chương trình thanh toán được thanh toán viên chỉnh sửa phải đảm bảo chính xác theo chứng từ gốc.
c) Định kỳ hàng ngày, hàng tháng thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu (kiểm tra, đối chiếu truyền tin và kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán – thanh toán; kiểm tra tình trạng lệnh thanh toán; các quan hệ cân đối hạch toán kế toán...).
d) Hàng ngày, các lệnh thanh toán chờ xử lý, các khoản sai lầm trong thanh toán phải được đối chiếu khớp đúng với Bảng cân đối tài khoản.
đ) Luân chuyển chứng từ thanh toán điện tử liên kho bạc, thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương điện tử, thanh toán tiền gửi với ngân hàng theo đường nội bộ, đúng quy trình như sau:
- Sau khi kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ chứng từ đơn vị giao dịch mang tới, KTV ký xác nhận trên chứng từ giấy, đồng thời nhập giao dịch hạch toán trên chương trình kế toán máy, đệ trình phê duyệt lên kế toán trưởng, thực hiện luân chuyển chứng từ giấy lên kế toán trưởng.
- KTT ký kiểm soát chứng từ giấy đồng thời ký giao dịch hạch toán trên chương trình kế toán máy, thực hiện luân chuyển chứng từ giấy lên giám đốc.
- Giám đốc ký duyệt chứng từ.
- Sau khi chứng từ giấy đã được ký, đóng dấu, giao dịch hạch toán trên chương trình kế toán máy đã được phê duyệt đầy đủ, TTV tiếp nhận chứng từ giấy đồng thời nhận giao dịch thanh toán sang chương trình thanh toán xử lý (nếu thanh toán điện tử), trường hợp thanh toán thủ công đối với thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương điện tử, tiến hành tách 02 liên chứng từ báo Nợ hoặc báo Có sang ngân hàng, lập bảng kê chứng từ thanh toán đi ngân hàng, đối chiếu chứng từ với bảng kê thanh toán, trường hợp thanh toán điện tử tiến hành chỉnh sửa lệnh thanh toán, xác nhận lệnh thanh toán, chuyển chứng từ giấy đến người kiểm soát thanh toán.
- KTT ký kiểm soát lệnh thanh toán trên chương trình thanh toán, ký bảng kê chứng từ thanh toán.
- Giám đốc ký kiểm soát lệnh thanh toán trên chương trình thanh toán (đối với quy trình thanh toán quy định phải được Giám đốc phê duyệt), ký bảng kê chứng từ thanh toán.
- Trường hợp thanh toán thủ công với ngân hàng, đóng dấu Kho bạc Nhà nước lên bảng kê chứng từ thanh toán.
Trường hợp chưa nhập và ký kiểm soát chứng từ trên chương trình TABMIS, không được phép nhập thủ công và truyền đi thanh toán trên các chương trình thanh toán điện tử (trường hợp cần thiết để đi thanh toán phải được phép của Giám đốc KBNN, sau đó đảm bảo nhập đầy đủ trên chương trình TABMIS).
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?