Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ
Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
1. Hỏi.
Về mẹ |
Về con |
- Sức khỏe chung, giấc ngủ, ăn uống. - Sốt. - Đại, tiểu tiện. Có rỉ nước tiểu hoặc són phân. - Đau bụng, sản dịch. - Tình trạng vú: cương, đau, tiết sữa, có đủ sữa cho con. - Trạng thái tinh thần của bà mẹ. - Nhức đầu hoa mắt. - Đau tầng sinh môn. - Uống thuốc: viên sắt, vitamin A. - Các vấn đề khác (trong phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà). |
- Bú mẹ? - Toàn trạng - Ngủ. - Đại tiểu tiện. |
2. Khám.
Cho mẹ |
Cho con |
- Quan sát tình trạng tinh thần: vui vẻ, phấn khởi, buồn bã, trầm cảm. - Các chỉ số sinh tồn: mạch, huyết áp, thân nhiệt, da xanh, phù nề. - Nắn bụng kiểm tra tử cung: co hồi, đau, mật độ (mềm, rắn). - Kiểm tra tầng sinh môn: khô, liền hay sưng, đau, nhiễm khuẩn. - Kiểm tra vú: bầu vú, núm vú, sự tiết sữa, lượng sữa. |
- Toàn trạng. - Thở. - Thân nhiệt. - Da: có vàng không, có sẩn, mụn không? - Rốn: có ướt/sưng/có mủ? - Bú mẹ. |
3. Hướng dẫn chăm sóc.
Cho mẹ |
Cho con |
- Vệ sinh hàng ngày: rửa vùng sinh dục ít nhất 3 lần/ngày; lau người thay đồ sạch, sau đẻ 2-3 ngày tắm nhanh bằng nước ấm. - Chăm sóc vú: cho con bú hoàn toàn sữa mẹ, không cho bất cứ thức ăn, nước uống khác; nếu tắc tia sữa cần xử lý sớm (day, vắt, hút, đi khám) để phòng ngừa viêm vú, áp xe vú. - Xử trí đau do co bóp tử cung: nếu đau nhẹ: không cần xử trí. Nếu đau nhiều: chườm nóng, cho uống paracetamol. - Vết khâu tầng sinh môn (nếu có): rửa sạch âm hộ sau đại, tiểu tiện và thấm khô. Cắt chỉ nếu đã 5 ngày sau đẻ. - Chế độ ăn uống và sinh hoạt: ăn đủ lượng, đủ chất, không kiêng vô lý. Ngủ 8 giờ/ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa. Mặc đồ sạch sẽ, rộng rãi. - Chế độ vận động: sau đẻ 6 giờ đã có thể ngồi dậy, ngày hôm sau đi lại, vận động nhẹ nhàng. - Tư vấn và giúp giải quyết vấn đề tâm lý (nếu có). - Tư vấn về KHHGĐ, về nuôi con bằng sữa mẹ. - Hẹn đến thăm hoặc hẹn sản phụ đến khám tại trạm vào 6 tuần sau đẻ. |
- Hàng ngày: nằm chung với mẹ trong phòng ấm. Ngủ màn. Không đặt trẻ nằm sấp, trên nền lạnh, cứng. Không cho tiếp xúc với người đang có bệnh, không cho gần súc vật, không để trong môi trường khói, bụi, khói thuốc. - Nuôi con bằng sữa mẹ: cho bú mẹ hoàn toàn, bú cả ngày/đêm, ít nhất 8 lần/ngày. Nếu mẹ có khó khăn khi cho bú, hướng dẫn cách cho con bú đúng. - Chăm sóc mắt: rửa tay sạch bằng xà phòng trước/sau khi chăm sóc. Dùng khăn sạch, ẩm lau mắt hàng ngày. Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt trẻ. - Chăm sóc rốn: để rốn khô và sạch. Không băng kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên rốn. Hạn chế sờ vào rốn và vùng quanh rốn. - Vệ sinh thân thể và chăm sóc da: lau rửa hàng ngày, không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Tắm bằng nước ấm,sạch trong phòng ấm, kín gió. Thay đồ vải như mũ, áo, tã lót hàng ngày và mỗi khi trẻ bài tiết. - Hẹn ngày tiêm phòng và ghi nhận xét vào phiếu. - Hẹn đến thăm bé. |
4. Một số tình huống bất thường có thể xảy ra và cách xử trí.
Cho mẹ |
Cho con |
||
Phát hiện |
Xử trí |
Phát hiện |
Xử trí |
Tử cung: co chậm, mềm, ấn đau, có thể kèm theo sốt, sản dịch hôi. |
Xử trí “Nhiễm trùng hậu sản”. |
Màu sắc da: xanh tái, vàng da đậm tăng dần. |
Chuyển tuyến có khả năng điều trị. |
Sản dịch: có mủ, mùi hôi. |
Xử trí “Nhiễm trùng hậu sản”. |
Thở bất thường: nhịp thở nhanh hoặc chậm (≥ 60 hoặc < 40 lần/phút), co rút lồng ngực nặng. |
|
Cho mẹ |
Cho con |
||
Phát hiện |
Xử trí |
Phát hiện |
Xử trí |
Rò, rỉ nước tiểu, són phân. |
Gửi tuyến trên khám và điều trị. |
Thân nhiệt: sốt cao (≥ 38,5oC) hoặc hạ thân nhiệt (< 36,5oC). |
Chuyển tuyến có khả năng điều trị. |
Tầng sinh môn: sưng, phù nề, đau, đỏ, rỉ nước vàng… |
Kháng sinh, chăm sóc vệ sinh hàng ngày, cắt chỉ (khi cần), rửa vết thương. Nếu tổn thương rộng chuyển tuyến. |
Tiêu hóa: - Bú kém, bỏ bú. - Nôn liên tục. - Chướng bụng. - Không ỉa/không đái sau đẻ 24 giờ. |
|
Vú: Núm vú lõm, nứt, sưng, đau hoặc có khó khăn khi cho con bú. |
Vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng thìa. (tham khảo bài “Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ”) |
|
Chuyển tuyến có khả năng điều trị. |
Các dấu hiệu nguy hiểm: - Sốt cao. - Mạch nhanh. - Tăng HA. - Da rất xanh. - Phù nề. - Co giật… |
Chuyển khám, điều trị ở tuyến trên sau khi sơ cứu (tùy trường hợp: truyền dịch, kháng sinh, tiêm thuốc co tử cung, thuốc chống co giật…). |
Các dấu hiệu nguy hiểm khác: - Ngủ li bì khó đánh thức. - Co giật. - Mắt tấy đỏ, có mủ. - Viêm tấy lan rộng quanh rốn hoặc rốn có mủ. - Chảy máu bất cứ nơi nào trên cơ thể. |
Trên đây là nội dung quy định về việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Bảng lương của kiểm soát viên chính đê điều hiện nay là bao nhiêu?
- Dấu hiệu cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự?
- 2 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 2 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?