Bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc của ngành Kiểm sát được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, Bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc được quy định như sau:
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì, tài sản công, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc (từ nguồn ngân sách trung ương) trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với:
a) Trụ sở làm việc của đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân có dự toán sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo công trình từ 01 tỷ đồng trở lên;
b) Tài sản công khác thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại Điều 6 Quy định này.
2. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Thủ trưởng đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc (từ nguồn ngân sách trung ương) theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với:
a) Trụ sở làm việc của đơn vị mình và đơn vị thuộc phạm vi quản lý có dự toán sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo công trình dưới 01 tỷ đồng ;
b) Tài sản công khác được Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao quản lý, sử dụng và các tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm quy định tại Điều 6 Quy định này.
3. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quyết định việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với tài sản được Viện kiểm sát nhân dân cấp trên giao quản lý, sử dụng và các tài sản công khác thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm quy định tại Điều 6 Quy định này.
4. Đối với ngân sách địa phương hỗ trợ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, thủ trưởng các đơn vị vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyết định việc bảo dưỡng, sữa chữa, bảo trì tài sản công của đơn vị mình và đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành; việc bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì tài sản công từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi thực hiện.
Trên đây là nội dung tư vấn về Bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc trong ngành Kiểm sát. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?