Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý hướng tới đối tượng nào?

Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý hướng tới đối tượng nào? Các vấn đề liên quan đến nguồn tài chính, kinh phí của đề án như thế nào? Mong anh/chị tư vấn.

Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý hướng tới đối tượng nào?

Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 01/QĐ-TTg năm 2023 quy định đối tượng, thời gian, phạm vi thực hiện của Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý như sau:

Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), như sau:
...
3. Đối tượng, thời gian, phạm vi thực hiện
a) Đối tượng của Đề án
- HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành (nữ quản lý, điều hành là Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị HTX; Giám đốc, Tổng Giám đốc HTX, thành viên Ban kiểm soát); HTX tạo nhiều việc làm cho lao động nữ (trên 50% lao động HTX là nữ). Ưu tiên các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ chế biến sâu, phát huy ngành nghề truyền thống, khôi phục văn hóa, khai thác tài nguyên bản địa.
- Nữ quản lý, điều hành của HTX; thành viên, người lao động trong HTX, tổ HT.
- Hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX, ưu tiên đối với các đối tượng phụ nữ: ở các vùng khó khăn, miền núi, dân tộc thiểu số; hộ nghèo, cận nghèo; khuyết tật, hoàn lương; nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục; di cư lao động không an toàn, công nhân mất việc làm trong các khu công nghiệp.
- Cán bộ Hội LHPN các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
b) Thời gian thực hiện: Đến năm 2030, trong đó chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: đến năm 2025 và giai đoạn 2: từ năm 2026 đến năm 2030.
c) Phạm vi thực hiện: Trong toàn quốc.

Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý hướng đến các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành; Hợp tác xã tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.

Nữ quản lý, điều hành của Hợp tác xã; thành viên, người lao động trong HTX, tổ HT. Hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, Hợp tác xã, cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý hướng tới đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Nguồn vốn để thực hiện Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý gồm những gì?

Điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định 01/QĐ-TTg năm 2023 thể hiện các nguồn vốn đề thực hiện Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý như sau:

Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), như sau:
...
4. Nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn
a) Nguồn vốn thực hiện Đề án, bao gồm:
- Vốn ngân sách trung ương: Bố trí trong dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho các cơ quan thực hiện Đề án và lồng ghép từ Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, các chương trình sửa đổi, bổ sung cho giai đoạn 2026 - 2030; các chương trình và dự án khác có liên quan.
- Vốn ngân sách địa phương.
- Vốn tín dụng (bao gồm: vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn tín dụng từ Ngân hàng HTX và các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX).
- Vốn của các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tự huy động.
- Vốn huy động hợp pháp khác.

Nguồn vốn của Đề án đến từ:

- Vốn ngân sách trung ương

- Vốn ngân sách địa phương.

- Vốn tín dụng (bao gồm: vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn tín dụng từ Ngân hàng HTX và các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX).

- Vốn của các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tự huy động.

- Vốn huy động hợp pháp khác

Kinh phí quản lý, giám sát và cơ chế tài chính của Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý được quy định như thế nào?

Điểm b và điểm c khoản 4 Điều 1 Quyết định 01/QĐ-TTg năm 2023 thể hiện các vấn đề liên quan đến kinh phí quản lý, giám sát và cơ chế tài chính của Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý như sau:

Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), như sau:
...
4. Nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn
...
b) Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện Đề án: Được trích từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ chi thường xuyên và vốn thực hiện các Chương trình MTQG được giao hàng năm.
c) Cơ chế tài chính: Thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính các Chương trình MTQG, chương trình, dự án có liên quan

Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý có:

- Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện Đề án: Được trích từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ chi thường xuyên và vốn thực hiện các Chương trình MTQG được giao hàng năm.

- Cơ chế tài chính: Thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính các Chương trình MTQG, chương trình, dự án có liên quan.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thúy Nhàn
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào