Nguyên tắc tổ chức đoàn ra của Bộ Thông tin và Truyền thông
Nguyên tắc tổ chức đoàn ra của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 10 Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018 như sau:
1. Tất cả các đoàn ra sử dụng nguồn từ ngân sách nhà nước phải nằm trong kế hoạch đoàn ra hàng năm được Bộ trưởng phê duyệt trừ trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thành phần đoàn ra cần gọn nhẹ, tiết kiệm, đảm bảo đúng đối tượng, phù hợp với nội dung và chương trình, số lượng thành viên không quá 10 người. Mỗi đợt công tác đi không quá 3 nước, mỗi nước không quá 3 ngày (không kể thời gian đi đường) trừ các đoàn đi theo lời mời, theo chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế mà Bộ là thành viên hoặc đại diện cho Chính phủ, Nhà nước là thành viên.
3. Đối với các đoàn phát sinh nằm ngoài kế hoạch, hoặc vượt quá các tiêu chí quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này, các cơ quan, đơn vị gửi đề xuất về Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp, thẩm định trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Đề xuất tổ chức đoàn cần nêu rõ:
a) Lý do đoàn phát sinh, hoặc vượt quá tiêu chí quy định;
b) Mục đích, yêu cầu cử đoàn; số lượng, thành phần đoàn và cấp trưởng đoàn; nội dung hoạt động; thời gian, địa bàn hoạt động; đối tác làm việc và mức độ quan hệ; nguồn kinh phí và các tài liệu liên quan khác.
Trên đây là quy định về nguyên tắc tổ chức đoàn ra của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1191/QĐ-BTTTT năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?