Mức hưởng trợ cấp khi lao động nữ thực hiện biện pháp tránh thai
Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
=> Như quy định trên khi thực hiện biện pháp tránh thai (đặt vòng) chị sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Đồng thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
- Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
=> Vậy khi chị đặt vòng tránh thai, theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chị được nghỉ tối đa 07 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Trường hợp chị được nghỉ 06 ngày theo giấy của bác sĩ đã đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định mức hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
+ Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
+ Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Tại Điều 12 Thông tư số 59/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về cách tính mức hưởng trợ cấp khi người lao động thực hiện các biện pháp tranh thai. Cụ thể như sau:
Mức hưởng trợ cấp thai sản đối với người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản / 30 x số ngày nghỉ. Như vậy, mức hưởng trợ cấp thai sản của chị = 5.500.000 / 30 x 6= 1.100.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về Mức hưởng trợ cấp khi lao động nữ thực hiện biện pháp tránh thai. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tham khảo thêm tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 và một số văn bản liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?