Doanh nghiệp trong hệ thống quản lý an toàn ngành Công thương có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2010/TT-BCT quy định công tác quản lý an toàn trong ngành công thương do Bộ Công thương ban hành, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hệ thống quản lý an toàn đươc quy định như sau:
1. Doanh nghiệp phải xây dựng
a) Mục tiêu an toàn và chính sách về an toàn, chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm về an toàn của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn;
b) Quy định về kiểm tra an toàn: Chương trình, nội dung, hình thức kiểm tra an toàn; Hồ sơ về công tác kiểm tra, Biên bản, Sổ kiến nghị và Sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn… theo quy định;
c) Hệ thống tổ chức về công tác an toàn trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Danh mục các văn bản trong lĩnh vực an toàn; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn được áp dụng trong doanh nghiệp;
đ) Hệ thống Quy trình vận hành, Quy trình xử lý sự cố, bảo dưỡng cho dây chuyền, máy, thiết bị;
e) Quy định an toàn cho từng phân xưởng, dây chuyền, máy, thiết bị, vật tư, hóa chất sử dụng; các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;
g) Các biện pháp về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và đầu tư trang thiết bị bảo đảm công tác an toàn trong kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm;
h) Hồ sơ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao động đối với các vị trí công tác tại doanh nghiệp.
2. Quản lý máy, thiết bị, vật tư, hóa chất
a) Định kỳ khám nghiệm, thử nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị;
b) Thực hiện kiểm định và đăng ký theo quy định đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; máy, thiết bị có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp;
c) Lựa chọn tổ chức kiểm định các thiết bị áp lực, thiết bị nâng đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Công thương;
d) Quản lý an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Huấn luyện, nghiên cứu khoa học về an toàn
a) Huấn luyện người lao động về an toàn đúng nội dung, tài liệu, thời gian theo quy định của pháp luật;
b) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng cường an toàn và giảm thiểu rủi ro.
4. Thống kê và báo cáo
a) Phải có hệ thống hồ sơ theo dõi, điều tra, đánh giá, khắc phục tai nạn, sự cố, tổn thương về người hoặc hư hại về tài sản;
b) Báo cáo nhanh tai nạn nghiêm trọng, các tình huống khẩn cấp;
c) Báo cáo định kỳ về tai nạn lao động theo quy định;
d) Báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động theo quy định.
Các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty tổng hợp các thống kê, báo cáo của các doanh nghiệp trực thuộc gửi các cơ quan có thẩm quyền và Bộ Công thương; Các doanh nghiệp không thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty thống kê và báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Sở Công thương tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hệ thống quản lý an toàn. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Thông tư 43/2010/TT-BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?