Xử phạt hành vi không tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của họ
Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì hành vi không tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của họ sẽ bị xử phạt như sau:
2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi: Không bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và không thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ; không tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 người đến dưới 10 người;
b) Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng khi vi phạm từ 10 người đến dưới 50 người;
c) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng khi vi phạm từ 50 người đến dưới 100 người;
d) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng khi vi phạm từ 100 người trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ; buộc tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (không tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của họ) có thể sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng phụ thuộc vào số lượng người lao động không được tham khảo ý kiến. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ bị buộc tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi không tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của họ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Luật tổ chức chính quyền địa phương hợp nhất mới nhất năm 2024?