Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm những khoản chi nào?
Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại Điều 11 Thông tư 62/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg và 30/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội là các Khoản phải chi phát sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm:
1. Chi hoạt động nghiệp vụ:
1.1. Chi phí huy động vốn.
1.2. Chi phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các Khoản chi về dịch vụ thanh toán; cước phí bưu điện, mạng truyền thông; chi vận chuyển bốc xếp tiền, chi kiểm đếm phân loại và đóng gói tiền, chi bảo vệ tiền và các Khoản chi phí khác về hoạt động thanh toán và ngân quỹ.
1.3. Chi trả phí dịch vụ cho tổ chức thực hiện ủy thác cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mức chi trả phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chức thực hiện ủy thác cho vay thỏa thuận không vượt quá 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi.
1.4. Chi trả phí ủy thác cho các Hội đoàn thể và hoa hồng cho các Tổ Tiết kiệm vay vốn. Tổng mức chi trả tối đa là 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi, tỷ lệ phân chia cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
1.5. Chi về tham gia thị trường tiền tệ.
1.6. Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.
2. Chi nộp thuế, phí và lệ phí theo quy định.
3. Chi phí trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
4. Chi chênh lệch tỷ giá (nếu có).
5. Chi bù đắp tổn thất về vốn, tài sản và các Khoản dư nợ cho vay (nếu có).
6. Chi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
6.1. Chi lương, phụ cấp lương cho cán bộ theo quy định của pháp luật.
6.2. Chi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đóng góp kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật.
6.3. Chi ăn giữa ca: Mức chi tối đa không vượt quá mức lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước/người/tháng.
6.4. Chi trang phục giao dịch: Mức chi không vượt quá ½ mức chi trang phục giao dịch tối đa đối với chi bằng tiền để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp.
6.5. Chi phương tiện bảo hộ lao động cho các đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật.
6.6. Chi thù lao thành viên Hội đồng quản trị làm việc không chuyên trách tại trung ương theo quy định của pháp luật.
6.7. Chi phụ cấp cho thành viên Ban chuyên gia tư vấn Hội đồng quản trị, thành viên kiêm nhiệm Ban kiểm soát Hội đồng quản trị, thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, mức chi hàng tháng cho mỗi thành viên là 0,2 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định đối với công chức.
6.8. Chi trả thù lao cho cán bộ xã, phường với mức tối đa là 0,12 tháng lương cơ sở/xã, phường/tháng.
6.9. Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
6.10. Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định.
6.11. Chi tiền nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật.
7. Chi phí về tài sản của Ngân hàng Chính sách xã hội
7.1. Chi phí khấu hao tài sản cố định theo Quy chế quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành đối với doanh nghiệp.
7.2. Chi phí sửa chữa tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí hoạt động trong năm. Đối với những tài sản cố định đặc thù mà chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm nếu Ngân hàng Chính sách xã hội muốn trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định vào chi phí hoạt động phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định báo cáo với Bộ Tài chính để xem xét, quyết định. Ngân hàng chính sách xã hội phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán thẳng hoặc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán vào thu nhập trong kỳ.
7.3. Chi phí tiền thuê tài sản được hạch toán vào chi phí hoạt động theo số thực chi trong năm căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản, trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí hoạt động theo số năm sử dụng tài sản.
7.4. Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đối với những trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội đi thuê, đi mượn. Mức chi tối đa không quá 5% so với nguyên giá tài sản cố định bình quân trong năm.
7.5. Chi công cụ, dụng cụ lao động: Mức chi không vượt quá 2% tổng phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được giao hàng năm.
7.6. Chi mua bảo hiểm tài sản đối với những tài sản phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật, mức chi căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm tài sản được ký kết với cơ quan Bảo hiểm.
8. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ
Các Khoản chi này được thực hiện theo nguyên tắc:
8.1. Ngân hàng Chính sách xã hội được phép chủ động chi cho hoạt động chung về công vụ trong tổng mức phí quản lý được giao theo nguyên tắc Tiết kiệm, hiệu quả và có chứng từ hợp lý, hợp lệ.
8.2. Các Khoản chi cho hoạt động quản lý và công vụ gồm:
a) Chi mua vật liệu và giấy tờ in bao gồm các Khoản chi để mua vật liệu văn phòng, giấy tờ in, vật mang tin, xăng dầu và các vật liệu khác;
b) Chi công tác phí cho cán bộ, viên chức đi công tác trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với cơ quan hành chính sự nghiệp; đối với chi công tác phí khoán hàng tháng cho cán bộ thường xuyên phải đi công tác lưu động phục vụ cho hoạt động tín dụng tại địa phương, giao Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét quy định cho phù hợp với Điều kiện thực tế từng địa phương nhưng không vượt quá 2 lần định mức Nhà nước quy định;
c) Chi cho việc đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức chi theo quy định của Nhà nước đối với cơ quan hành chính sự nghiệp;
d) Chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đề tài nghiên cứu và dự toán chi phí nghiên cứu của từng đề tài phải được Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả các đề tài đó;
đ) Chi bưu phí và điện thoại là các Khoản chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, điện thoại, thuê kênh truyền tin, telex, fax trả theo hóa đơn của cơ quan bưu điện. Việc chi thanh toán sử dụng điện thoại cố định lắp đặt tại nhà riêng và điện thoại di động cho các đối tượng được trang bị do Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định căn cứ vào khả năng tài chính và nhu cầu công tác;
e) Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, đoàn thể của Ngân hàng Chính sách xã hội (khi nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức này không đủ) theo quy định của Nhà nước (không bao gồm các Khoản chi ủng hộ công đoàn ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan khác);
g) Chi mua tài liệu, sách, báo;
h) Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan;
i) Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ tân, khánh Tiết và các Khoản chi khác phải gắn liền với hiệu quả hoạt động, mức chi không quá 5% tổng chi phí;
k) Chi cho việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Ngân hàng Chính sách xã hội theo chế độ quy định;
l) Chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan theo quy định;
m) Chi cho công tác bảo vệ môi trường;
n) Chi phí quản lý khác theo quy định.
9. Chi khác
9.1. Chi nhượng bán, thanh lí tài sản (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lí, nhượng bán).
9.2. Chi phí cho việc thu hồi các Khoản nợ xấu.
9.3. Các Khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn về chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 62/2016/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Khi hành nghề Luật sư cần lưu ý gì về bí mật thông tin của khách hàng?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Ngân hàng áp dụng tối thiểu 5 biện pháp bảo mật dữ liệu khách hàng từ 01/01/2025?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?