Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể việc chia tách thửa đất?
1. Tại khoản 3 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố quy định: Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở (hoặc thổ cư) thì diện tích đất ở được xác định như sau:
a) Các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên: 120 m2;
b) Các quận Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm: 180 m2;
c) Thị xã Sơn Tây: các phường 180 m2; các xã 300 m2;
d) Các xã giáp ranh các quận và các thị trấn: 200 m2;
đ) Các xã vùng đồng bằng: 300 m2;
e) Các xã vùng trung du: 400 m2;
g) Các xã vùng miền núi: 500 m2;
Trường hợp hộ gia đình đang sử dụng thửa đất có 05 nhân khẩu trở lên hoặc trường hợp thửa đất có nhiều hộ gia đình cùng sử dụng chung thì hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 3 Điều này được cộng thêm theo nguyên tắc sau: từ nhân khẩu thứ 05 trở lên, mỗi nhân khẩu được cộng thêm bằng 0,2 (không phẩy hai) lần hạn mức quy định tại khoản 3 Điều này, nhưng tổng diện tích đất được công nhận đất ở không vượt quá diện tích thửa đất của hộ gia đình đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Số nhân khẩu để xác định hạn mức công nhận đất ở theo nguyên tắc quy định tại khoản này là tổng số nhân khẩu của các hộ cùng sử dụng chung thửa đất; số nhân khẩu trong mỗi hộ chỉ được tính cho những người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột đang ở trên thửa đất tại thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp Giấy chứng nhận.
Căn cứ quy định nêu trên, tổng số nhân khẩu của các hộ gia đình sử dụng các thửa đấthình thành từ ngày 01/7/2004 trở về sau do chia tách thửa đất (và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở)chưa được cấp Giấy chứng nhận, nếu phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố, thì được xem xét, làm căn cứ để xác định hạn mức công nhận đất ở của thửa đất trước khi chia tách (thửa đất hình thành trước ngày 01/7/2004).
2. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, Văn bản pháp luật quy định cụ thể việc chia tách thửa đất, gồm:
+ Luật Đất đai năm 2013;
+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai năm 2013;
+ Các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường: số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính; số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ;
+ Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội;
+ Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố ban hành Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ởCác TP: bàn thành phố Hà Nội Q thực hiện./.i nội dung kiến nghị của vốn và thực hiện việc sửa chữa căn hộ iải quyết kiến nghị trên địa bàn thành phố Hà Nội;
3. Trường hợp thửa đất trên địa bàn TP Hà Nội có nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng chung thì hạn mức đất ở khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ có được tính bằng tổng hạn mức đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đó theo quy định tại khoản 3 điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng thửa đất có nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội có nguồn gốc của cha ông để lại hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc của ông cha để lại, được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 và không vi phạm pháp luật về đất đai, khi xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND cấp huyện phải xác định hạn mức đất ở theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?