Thẩm quyền ký văn bản của Bộ Giao thông vận tải
Thẩm quyền ký văn bản của Bộ Giao thông vận tải quy định tại Điều 16 Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải, cụ thể:
- Thẩm quyền ký văn bản thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải.
- Bộ trưởng ký ban hành các văn bản giải quyết tất cả các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giao thông vận tải.
- Thứ trưởng ký thay (KT) Bộ trưởng để giải quyết những vấn đề được Bộ trưởng phân công phụ trách.
- Bộ trưởng có thể giao cho Chánh Văn phòng, Thủ trưởng đơn vị tham mưu của Bộ ký thừa lệnh (TL) một số loại văn bản. Thẩm quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng được quy định cụ thể tại Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải.
- Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng có thể ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục quản lý chuyên ngành ký thừa ủy quyền (TUQ) đối với văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Việc giao ký thừa ủy quyền phải bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
- Tất cả các văn bản ký thay, ký thừa ủy quyền, ký thừa lệnh Bộ trưởng phải được gửi tới Bộ trưởng để báo cáo và được thể hiện ở nơi nhận của văn bản.
- Thứ trưởng không được ủy quyền ký văn bản.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền ký văn bản của Bộ Giao thông vận tải. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
- Chế độ tuyển thẳng, ưu tiên tuyển sinh lớp 10 theo quy định mới năm 2025?
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?