Nguyên tắc tiếp nhận văn bản đến của Bộ Giao thông vận tải
Nguyên tắc tiếp nhận văn bản đến của Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Điều 4 Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017 Quy chế công tác văn thư, sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số của Bộ Giao thông vận tải, cụ thể:
1.“Tất cả văn bản đến, kể cả văn bản do Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo và chuyên viên cơ quan tham mưu của Bộ nhận trực tiếp từ nơi gửi, đều phải được chuyển đến Văn thư Bộ để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật. Văn bản đến không làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký văn bản đến tại Văn thư Bộ thì các cơ quan tham mưu không có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp đặc biệt để giải quyết công việc gấp, đột xuất, Lãnh đạo Bộ nhận trực tiếp và ghi ý kiến chỉ đạo giải quyết vào văn bản trước khi làm thủ tục đăng ký văn bản đến: Thư ký Bộ trưởng hoặc chuyên viên giúp việc Thứ trưởng chuyển văn bản đó cho Chánh Văn phòng Bộ. Phòng Hành chính chỉ thực hiện đóng dấu công văn đến vào văn bản đó khi được sự đồng ý của Chánh Văn phòng Bộ
2. Khi tiếp nhận văn bản đến từ mọi nguồn, trong hoặc ngoài giờ làm việc, Văn thư Bộ phải kiểm tra số lượng, tình trạng bì, dấu niêm phong (nếu có); kiểm tra, đối chiếu nơi gửi, nơi nhận, số và ký hiệu văn bản ghi trên bì phải đúng với Sổ giao nhận văn bản.
3. Trường hợp phát hiện thiếu, mất bì, tình trạng bì không còn nguyên vẹn hoặc văn bản được chuyển đến muộn hơn thời gian ghi trên bì (đối với bì văn bản đến có đóng dấu “Hỏa tốc” hẹn giờ), Văn thư Bộ hoặc lãnh đạo Phòng Hành chính phải báo cáo ngay với Phó Chánh Văn phòng Bộ phụ trách công tác văn thư hoặc Chánh Văn phòng; trường hợp cần thiết phải lập biên bản với người chuyển văn bản đến.
4. Đối với văn bản đến được chuyển qua Fax, thư điện tử hoặc qua hệ thống Quản lý văn bản, Văn thư Bộ phải kiểm tra số lượng văn bản, số lượng trang của mỗi văn bản, kiểm tra tính xác thực của văn bản (đối với văn bản điện tử có chữ ký số); nếu phát hiện có sai sót, phải kịp thời thông báo cho nơi gửi hoặc báo cáo Phó Chánh Văn phòng Bộ phụ trách công tác văn thư hoặc Chánh Văn phòng xem xét, giải quyết.
5. Các đơn vị được cấp tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản phải gửi bản scan văn bản qua hệ thống quản lý văn bản đến Bộ trước khi gửi văn bản giấy. Trường hợp đã gửi văn bản giấy nhưng chưa gửi bản scan văn bản đến hệ thống quản lý văn bản thì Văn thư Bộ chưa làm thủ tục đăng ký văn bản đến đối với văn bản đó.
6. Đối với văn bản đến có dấu “Hỏa tốc”, “Hỏa tốc” hẹn giờ, “Khẩn”, “Thượng khẩn” gửi đến Bộ ngoài giờ hành chính: Nhân viên trực của Phòng Bảo vệ (Văn phòng Bộ) tiếp nhận, ghi lại số văn bản trên bì, tên cơ quan gửi, giờ nhận văn bản và báo cáo ngay Chánh Văn phòng để xử lý hoặc chuyển ngay đến Bộ trưởng qua Thư ký của Bộ trưởng (nếu Chánh Văn phòng đi vắng). Các văn bản khác được bàn giao cho Văn thư Bộ vào 08 giờ sáng của ngày làm việc tiếp theo.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc tiếp nhận văn bản đến của Bộ Giao thông vận tải. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1640/QĐ-BGTVT năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?