Xem xét, đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng của các cơ quan, đơn vị, cá nhân
Xem xét, đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng của các cơ quan, đơn vị, cá nhân được quy định tại Điều 10 Thông tư 169/2014/TT-BQP hướng dẫn công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, theo đó:
1. Tính kịp thời, đầy đủ thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền
a) Phát hiện, lập danh mục các quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật chưa được cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền thi hành kịp thời, đầy đủ, hướng dẫn chưa chính xác hoặc thiếu thống nhất;
b) Số lượng các quyết định áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành có vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, không bảo đảm tính chính xác;
c) Số lượng các vi phạm pháp luật phổ biến trong từng lĩnh vực cụ thể.
2. Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền.
a) Số vụ khiếu nại do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật không đúng;
b) Số vụ khiếu nại về việc áp dụng pháp luật dẫn tới vi phạm quyền, tự do cá nhân;
c) Số quyết định hành chính áp dụng pháp luật đã ban hành vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm quyền;
d) Số quyết định hành chính áp dụng pháp luật đã ban hành không bảo đảm tính chính xác, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, gây bức xúc trong cơ quan, đơn vị và xã hội.
3. Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, đơn vị và cá nhân
a) Tình hình chung về việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, đơn vị, cá nhân;
b) Số vụ việc đã giải quyết kịp thời;
c) Số vụ việc đã giải quyết nhưng bị khiếu nại;
d) Số vụ việc vi phạm theo loại và mức độ vi phạm;
đ) Số vụ việc tham nhũng đã được phát hiện;
e) Số liệu các trường hợp vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật;
g) Nguyên nhân của tình trạng không tuân thủ hoặc mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật không cao.
4. Kiến nghị của các cơ quan, đơn vị
a) Các biện pháp để kịp thời tổ chức thi hành văn bản pháp luật đã có hiệu lực;
b) Xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn và áp dụng pháp luật; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;
c) Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
d) Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị tại các Điểm a, b, c Khoản này, gửi Vụ pháp chế Bộ Quốc phòng tổng hợp.
5. Vụ Pháp chế phân tích, xem xét, tổng hợp kiến nghị của các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 4 Điều này, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Trên đây là tư vấn về xem xét, đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng của các cơ quan, đơn vị, cá nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 169/2014/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?