Trách nhiệm thực hiện tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan

Trách nhiệm thực hiện tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, tôi là Quang Khải, tìm hiểu quy định của pháp luật về việc tổ chức đối thoại dân chủ giữa các cá nhân, tổ chức có liên quan với cơ quan hải quan, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là: Trách nhiệm thực hiện tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan được quy định như thế nào? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Mong sớm nhận được phản hồi. Chân thành cảm ơn.

Trách nhiệm thực hiện tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan quy định tại Điều 13 Quyết định 2363/QĐ-TCHQ năm 2013 Quy chế tổ chức đối thoại với người khai hải quan, người nộp thuế của cơ quan hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

1. Tại cơ quan Tổng cục Hải quan

a) Vụ Pháp chế: Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng cục tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, tổng kết, đánh giá việc áp dụng Quy chế này trong toàn Ngành.

Đầu mối chủ trì lập chương trình, kế hoạch tổ chức đối thoại với doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Hải quan. Giúp lãnh đạo Tổng cục thực hiện các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp theo kế hoạch đã được duyệt; tổng hợp vướng mắc do doanh nghiệp gửi đến cơ quan Hải quan; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện “Tài liệu giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp” trước, trong và sau hội nghị; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp lãnh đạo Tổng cục trả lời các vướng mắc của doanh nghiệp vượt thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan địa phương; báo cáo việc thực hiện công tác đối thoại với doanh nghiệp theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính;

b) Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm đề xuất những nội dung đối thoại với doanh nghiệp theo nghiệp vụ do đơn vị phụ trách; xây dựng tài liệu đối thoại về nội dung nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị khi được yêu cầu và thực hiện công tác đối thoại thuộc phạm vi, lĩnh vực nghiệp vụ của đơn vị; phối hợp tuyên truyền về nội dung các cuộc đối thoại với doanh nghiệp;

c) Văn phòng Tổng cục: Đầu mối chủ trì hỗ trợ việc đối thoại với doanh nghiệp tại Phòng giao dịch một cửa của cơ quan Tổng cục Hải quan; chuẩn bị cơ sở vật chất cho các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp do Bộ hoặc Tổng cục chủ trì.

2. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

a) Căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của đơn vị, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố giao một đơn vị làm đầu mối chủ trì, có trách nhiệm tham mưu giúp lãnh đạo Cục lập chương trình, kế hoạch tổ chức đối thoại với doanh nghiệp hàng năm của Cục Hải quan và tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, tổng kết, đánh giá công tác đối thoại với doanh nghiệp trong phạm vi toàn Cục.

b) Các phòng, ban, đơn vị nghiệp vụ liên quan thuộc Cục chịu trách nhiệm đề xuất những nội dung đối thoại với doanh nghiệp theo nghiệp vụ do đơn vị phụ trách; phân công, cử cán bộ, công chức đơn vị mình trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện công tác đối thoại với doanh nghiệp khi được yêu cầu.

3. Căn cứ quy định của Quyết định số 1915/QĐ-TCHQ ngày 07/10/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, nội dung quy định tại Quy chế này và căn cứ vào điều kiện quản lý của đơn vị, Cục trưởng Cục Hải quan quy định cụ thể trách nhiệm của Chi cục Hải quan trong việc tổ chức thực hiện đối thoại với doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm thực hiện tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 2363/QĐ-TCHQ năm 2013.

Trân trọng!

Hải quan
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
09 Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã HS của gạo xuất khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy tờ xuất trình cho Hải quan khi cá nhân xuất cảnh ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt thuộc trường hợp phải khai báo gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Niêm phong kẹp chì là gì? Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị thay đổi số niêm phong đặc biệt năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN nếu đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa khẩu phụ là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu phụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan phải gửi kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho người sản xuất trong thời gian bao lâu sau khi kết thúc kiểm tra?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Thư Viện Pháp Luật
307 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào