Thủ tục xây dựng giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông đối với giá cước giữa các doanh nghiệp
Thủ tục xây dựng giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông đối với giá cước giữa các doanh nghiệp được quy định tại Tiểu mục 2 Mục IV Thông tư 02/2007/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
2.1. Giá cước kết nối
Danh mục và hình thức quản lý giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố theo định kỳ vào quý I hàng năm hoặc đột xuất theo quy định tại Khoản e, Điểm 2, Mục III Thông tư này.
a) Đối với giá cước kết nối thuộc danh mục quản lý theo hình thức quyết định giá cước
Căn cứ tình hình phát triển thị trường, nhu cầu về giá cước kết nối: các doanh nghiệp viễn thông xây dựng phương án giá cước kết nối hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tham gia kết nối xây dựng phương án giá cước kết nối, trình Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phương án giá cước kết nối, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét thẩm định và tổ chức cuộc họp với tất cả các doanh nghiệp viễn thông để tham vấn về giá cước kết nối do các doanh nghiệp tham gia kết nối trình. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ sau cuộc họp tham vấn, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định ban hành giá cước kết nối áp dụng giữa các doanh nghiệp viễn thông.
b) Đối với giá cước kết nối thuộc danh mục quản lý theo hình thức đăng ký
Các doanh nghiệp viễn thông tham gia kết nối tự đàm phán, thoả thuận thống nhất giá cước kết nối, lập hồ sơ đăng ký và gửi hồ sơ đăng ký giá cước tới Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Tiết a, Khoản 1.2, Điểm 1, Mục IV Thông tư này.
2.2. Giá cước thanh toán quốc tế gữa các doanh nghiệp Việt nam với doanh nghiệp nước ngoài
a) Giá cước thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế của Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài được quản lý theo hình thức báo giá. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế trực tiếp đàm phán, thoả thuận giá cước thanh toán quốc tế và ký hợp đồng thanh toán quốc tế với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông nước ngoài trên cơ sở đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia; lợi ích của người sử dụng và lợi ích của doanh nghiệp. Việc báo giá cước thanh toán quốc tế của doanh nghiệp với với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quy định tại Tiết b, Khoản 1.2, Điểm 1, Mục IV Thông tư này.
b) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế khi thực hiện thanh toán quốc tế cần phải áp dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật , nghiệp vụ cần thiết để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm tránh tình trạng nợ xấu kéo dài giữa các bên.
2.3. Giá cước thuê kênh, thuê cổng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, bán lại dịch vụ
Căn cứ điều kiện phát triển theo từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các hình thức quản lý giá cước cụ thể đối với các dịch vụ thuê kênh, thuê cổng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, bán lại dịch vụ.
2.4. Giá cước giữa các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát
Giá cước giữa các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát do các doanh nghiệp đàm phán thoả thuận trực tiếp trên cơ sở hợp đồng và thực hiện báo giá với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Tiết b, Khoản 1.2, Điểm 1, Mục IV Thông tư này.
Trên đây là nội dung quy định về thủ tục xây dựng giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông đối với giá cước giữa các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2007/TT-BTTTT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?