Quy trình đăng ký và miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thép dây để sản xuất vật liệu hàn

Quy trình đăng ký và miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thép dây để sản xuất vật liệu hàn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Quy trình đăng ký và miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thép dây để sản xuất vật liệu hàn được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Dũng Quốc (0908***)

Quy trình đăng ký và miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thép dây để sản xuất vật liệu hàn được quy định tại Phụ lục 1 Thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BCT năm 2016 như sau:

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc Phần 2, Mục (5): hàng hóa được miễn trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ, để hưởng quy chế miễn trừ, quy trình tiến hành cụ thể như sau:

- Bước 1 (Đăng ký miễn trừ): Các doanh nghiệp nhập khẩu thép dây có mã HS 7227.90.00 để sản xuất vật liệu hàn gửi công văn và hồ sơ năng lực sản xuất, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đến Cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương) để đề nghị loại trừ sản phẩm này ra khỏi phạm vi áp dụng của vụ việc.

Hồ sơ năng lực sản xuất của doanh nghiệp phải được Sở Công Thương địa phương (nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất) xác nhận (tương tự quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2015 về quy định việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép).

- Bước 2 (Thẩm định hồ sơ): Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp, Cơ quan điều tra trình Bộ trưởng Bộ Công Thương việc thành lập nhóm thẩm định và đánh giá hồ sơ của doanh nghiệp. Việc thẩm định có thể được thực hiện tại cơ sở (nếu cần). Sau khi thẩm định, Cơ quan điều tra sẽ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt việc loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép dây có mã HS 7227.90.00 để sản xuất vật liệu hàn và đề nghị cơ quan Hải quan cho doanh nghiệp được miễn trừ thuế tự vệ theo phương pháp trừ lùi số lượng dựa trên Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Thời gian từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ cho đến khi có Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương không quá 60 (sáu mươi) ngày.

- Bước 3 (Báo cáo định kỳ): Định kỳ hàng Quý, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu hàn được hưởng miễn trừ thuế tự vệ nêu trên phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu thép dây có mã HS 7227.90.00 đến Cơ quan điều tra. Trong trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo đúng hạn cho Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương có thể thu hồi Quyết định cho phép hưởng miễn trừ nói trên.

- Bước 4 (Kiểm tra sau miễn trừ): Hàng năm, Cơ quan điều tra có thể tổ chức kiểm tra năng lực sản xuất thực tế và các giao dịch nhập khẩu hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ trong năm của từng công ty. Cơ quan điều tra cũng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp được hưởng miễn trừ nếu phát hiện có dấu hiệu cho thấy hàng hóa nhập khẩu được hưởng miễn trừ đã được sử dụng sai mục đích.

- Bước 5 (Xử lí vi phạm): Trường hợp Cơ quan điều tra kết luận sản phẩm được hưởng miễn trừ đã được sử dụng sai mục đích, Bộ Công Thương sẽ thu hồi Quyết định cho phép hưởng miễn trừ và doanh nghiệp sẽ bị truy thu số tiền thuế nhập khẩu đã được miễn trừ theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về quy trình đăng ký và miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thép dây để sản xuất vật liệu hàn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2968/QĐ-BCT năm 2016.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Dự phòng nợ phải thu khó đòi được hiểu như thế nào? Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được hiểu như thế nào? Đối tượng dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo bảo hiểm năm 2025 của doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
280 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào