Để người lao động tham gia ý kiến trong việc thực hiện dân chủ, các tổ chức phải có trách nhiệm gì?
Để người lao động tham gia ý kiến trong việc thực hiện dân chủ, các tổ chức phải có trách nhiệm gì?
Điều 74 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến như sau:
Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến
1. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động về các nội dung quy định tại Điều 71 của Luật này; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến người lao động.
2. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tham gia phối hợp thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lấy ý kiến của người lao động, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
3. Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.
Theo đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động.
Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở tham gia phối hợp thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lấy ý kiến của người lao động.
Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động.
Để người lao động tham gia ý kiến trong việc thực hiện dân chủ, các tổ chức phải có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có quyền kiểm tra, giám sát những nội dung nào?
Tại Điều 75 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về những nội dung người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có quyền kiểm tra, giám sát như sau:
Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát
1. Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 67 của Luật này.
2. Người lao động giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành và những người có thẩm quyền khác của doanh nghiệp.
Theo đó, người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể người lao động đã bàn và quyết định. Ngoài ra, người lao động giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước...
Tại doanh nghiệp nhà nước sẽ có những hình thức nào để người lao động kiểm tra, giám sát?
Tại Điều 76 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về hình thức người lao động kiểm tra, giám sát như sau:
Hình thức người lao động kiểm tra, giám sát
1. Người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước thông qua:
a) Hoạt động lao động, sản xuất, sinh hoạt của người lao động ở doanh nghiệp;
b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, người lao động khác trong doanh nghiệp;
c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của doanh nghiệp hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung người lao động đã bàn và quyết định;
d) Tham dự hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc, các hoạt động hội họp, sinh hoạt tập thể khác tại nơi làm việc.
2. Người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, tại doanh nghiệp nhà nước, người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước thông qua 04 hình thức.
Ngoài ra, người lao động còn có thể thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?