Thái độ ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
Thái độ ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp quy định tại Điều 7 Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017 Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
1. Kiểm sát viên phải đứng, ngồi đúng tư thế. Nếu mang theo mũ thì phải đặt mũ trên bàn, trước mặt, chếch về phía bên tay trái của Kiểm sát viên, phù hiệu trên mũ quay ra phía trước.
2. Cử chỉ, hành động, lời nói, biểu cảm của Kiểm sát viên phải rõ ràng, dứt khoát, lịch sự, đúng mực. Tiếng nói vừa đủ nghe, không quá nhanh, không quá chậm. Ngôn ngữ phải chuẩn xác, không nói ngọng, không nói lắp.
3. Kiểm sát viên phải có thái độ lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Khi xét hỏi, tranh luận, đối đáp, phát biểu ý kiến, Kiểm sát viên phải dõng dạc, từ tốn, không được cáu gắt, nóng giận, xúc phạm người khác.
4. Khi có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải xin phép chủ tọa phiên tòa, phiên họp trước khi phát biểu. Kiến nghị đối với vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, phiên họp phải chính xác, góp ý trên tinh thần xây dựng để khắc phục. Nếu Hội đồng hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị, kiến nghị thì Kiểm sát viên vẫn phải tiếp tục tham gia phiên tòa, phiên họp, không được bỏ về hoặc có thái độ tức giận, bất hợp tác.
5. Trường hợp phát sinh tình huống bất ngờ tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, chủ động, linh hoạt giải quyết hoặc phối hợp với Hội đồng hoặc Thẩm phán để giải quyết.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thái độ ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?