Đơn vị tính giá dịch vụ cảng biển và cách làm tròn
Đơn vị tính giá dịch vụ cảng biển và cách làm tròn được quy định tại Điều 5 Quyết định 3946/QĐ-BGTVT năm 2016 về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu và dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo tại cảng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Tổng dung tích (GT): là một trong các đơn vị cơ sở để tính giá dịch vụ hàng hải, trong đó:
a) Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng: dung tích toàn phần tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định, không phân biệt tàu có hay không có các kết nước dằn phân ly;
b) Đối với tàu thuyền chở khách, tính bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định;
c) Đối với tàu thuyền không ghi GT, được quy đổi như sau:
- Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành: 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT;
- Sà lan: 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT;
- Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (hp, cv) tính bằng 0,5 GT; 01 kW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền tính bằng 06 GT;
- Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 4 GT;
- Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy;
Đối với việc quy đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: chọn phương thức quy đổi có dung tích GT lớn nhất.
2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo hp, cv hoặc kW; phần lẻ dưới 01 hp, 01 cv hoặc 01 kW được tính tròn 01 hp, 01 cv và 01 kW.
3. Đơn vị thời gian:
a) Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày;
b) Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.
4. Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì): là tấn hoặc mét khối (m3); Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính bằng 01 tấn hoặc 01 m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính phí là 01 tấn hoặc 01 m3. Với loại hàng hóa mỗi tấn chiếm từ 02 m3 trở lên thì cứ 02 m3 tính bằng 01 tấn.
5. Đơn vị khoảng cách tính giá: là hải lý (HL); phần lẻ dưới 01 HL tính bằng 01 HL.
6. Đơn vị tính giá cầu bến đối với tàu thuyền là mét (m) cầu bến, phần lẻ dưới 01 m tính bằng 01 m.
Trên đây là nội dung quy định về đơn vị tính giá dịch vụ cảng biển và cách làm tròn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3946/QĐ-BGTVT năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?