Thủ tục xử lý tài sản tịch thu trong thi hành án dân sự quy định thế nào?
Thủ tục xử lý tài sản tịch thu trong thi hành án dân sự quy định tại Điều 17 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
- Đối với tài sản tịch thu là vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, thì cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án phải làm thủ tục giao cho cơ quan nhà nước quản lý loại tài sản đó theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản tịch thu không phải là tài sản quy định tại khoản 1 của Điều này thì cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án phải làm thủ tục giao cho cơ quan Tài chính xử lý theo quy định của pháp luật.
- Việc giao nhận tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này phải được lập biên bản, mô tả cụ thể, chi tiết tài sản và có chữ ký của các bên giao, nhận.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục xử lý tài sản tịch thu trong thi hành án dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định173/2004/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?