Thực hiện tra soát, điều chỉnh thông tin và xử lý sai sót bảo lãnh tiền thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu điện tử trong đối chiếu giữa các bên liên quan
Thực hiện tra soát, điều chỉnh thông tin và xử lý sai sót bảo lãnh tiền thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu điện tử trong đối chiếu giữa các bên liên quan quy định tại Điều 28 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc xử lý sai sót:
Nguyên tắc xử lý thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
2. Trách nhiệm của người nộp thuế:
Khi phát hiện thông tin bảo lãnh sai sót do ngân hàng phối hợp thu cấp, thì:
a) Đề nghị với cơ quan hải quan kiểm tra lại thông tin bảo lãnh do ngân hàng đã chuyển cho cơ quan hải quan;
b) Thông báo với ngân hàng nơi phát hành bảo lãnh về sai lệch thông tin bảo lãnh, đề nghị ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bảng kê thông tin bảo lãnh.
3. Trách nhiệm của ngân hàng phối hợp thu:
Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra lại thông tin bảo lãnh đã phát hành hoặc do cơ quan hải quan hoặc người nộp thuế thông báo phát hiện có sai sót và thực hiện:
a) Trường hợp sai sót giữa thông tin thư bảo lãnh đã cung cấp cho người nộp thuế với thông tin bảo lãnh gửi sang hải quan, thì cung cấp lại chính xác thông tin thư bảo lãnh gửi người nộp thuế để khai báo;
b) Trường hợp sai sót về nội dung thư bảo lãnh đã phát hành thì đề nghị gửi thông điệp hủy thư bảo lãnh và phát hành thay thế một thư bảo lãnh mới đảm bảo theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a) Trường hợp người nộp thuế phát hiện sai sót thông tin bảo lãnh do ngân hàng phối hợp thu cấp, công chức hải quan nơi mở tờ khai hỗ trợ người nộp thuế kiểm tra, xác định các thông tin bảo lãnh sai lệch;
b) Kiểm tra thông điệp đề nghị hủy bảo lãnh, trường hợp chấp nhận hủy bảo lãnh điện tử thì thực hiện hủy bảo lãnh và tiếp nhận bảo lãnh mới đảm bảo theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thực hiện tra soát, điều chỉnh thông tin và xử lý sai sót bảo lãnh tiền thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu điện tử trong đối chiếu giữa các bên liên quan. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 184/2015/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?