Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên cao cấp thị trường
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 09/07/2018) quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên cao cấp thị trường được quy định như sau:
- Nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường và các lĩnh vực khác có liên quan đến công tác quản lý thị trường; nguyên tắc quản lý hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương; nắm vững kiến thức về quản lý kinh tế, pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế; nắm vững tình hình, xu thế phát triển ngành, lĩnh vực quản lý thị trường trong nước và thế giới;
- Nắm vững quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy trình, thủ tục, trình tự thanh tra, kiểm tra và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường;
- Có kinh nghiệm trong việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn nhiều tỉnh;
- Có năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá thực hiện cơ chế, chính sách, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
- Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của lực lượng Quản lý thị trường;
- Đối với công chức dự thi nâng ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường thì trong thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính thị trường hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể như sau:
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì phải thành lập Ban soạn thảo thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền.
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt;
- Có kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động nghiệp vụ Quản lý thị trường trong phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn được phân công. Công chức dự thi nâng ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường phải có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính thị trường hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên chính thị trường tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên cao cấp thị trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 09/2018/TT-BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?