Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các cơ sở giáo dục?

Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các cơ sở giáo dục? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Khắc Duy sinh sống và làm việc tạị Trà Vinh. Vừa qua, trên khắp các trang báo có đăng tải nhiều thông tin đáng buồn về tình hình mâu thuẫn giữa cán bộ giáo viên với học sinh cũng như phụ huynh học sinh. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên cũng nên xem xét lại công tác quản lý của Bộ giáo dục, cũng như rà soát lại chất lượng của các cơ sở giáo dục. Cụ thể Ban biên tập cho tôi hỏi: Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các cơ sở giáo dục? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo đối với các cơ sở giáo dục được quy định tại Mục 3 Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:

- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học; rà soát và bổ sung nội dung thực hiện đạo đức nhà giáo trong quy chế hoạt động của nhà trường; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm theo quy định.

- Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo, kiến thức pháp luật, các quy định của ngành, trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học.

- Đối với những trường hợp giáo viên vi phạm, tùy theo mức độ và quy định của pháp luật liên quan, tạm dừng việc giảng dạy, bố trí làm công việc khác để chờ xử lý hoặc xem xét đưa vào diện tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn về Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo đối với các cơ sở giáo dục. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Đạo đức nhà giáo
Hỏi đáp mới nhất về Đạo đức nhà giáo
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các cơ sở đào tạo giáo viên?
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các sở giáo dục và đào tạo?
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và NLĐ?
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào đối với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp pháp luật
Việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đạo đức nhà giáo
Thư Viện Pháp Luật
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đạo đức nhà giáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào