Thủ tục xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân
Thủ tục xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 30 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành (có hiệu lực ngày 08/06/2018), theo đó:
1. Các trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải làm báo cáo thành tích để trình bày tại cuộc họp bình xét thi đua, khen thưởng của tập thể nhỏ hoặc của Tòa án nhân dân cấp huyện (đối với trường hợp thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện). Sau khi xem xét, đánh giá thành tích, tiến hành bỏ phiếu lựa chọn tập thể, cá nhân đạt các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo trình tự từ thấp lên cao.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Người đứng đầu tập thể nhỏ lập hồ sơ các trường hợp đủ tiêu chuẩn, Điều kiện đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở hoặc Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị (đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án) để xem xét.
Thành Phần Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị, gồm: Tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện lãnh đạo: cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên, tập thể nhỏ thuộc đơn vị (nếu có). Đối với các đơn vị có Lãnh đạo,Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sinh hoạt cùng thì mời tham dự để chỉ đạo.
Chỉ các trường hợp được ít nhất 2/3 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tập thể nhỏ hoặc trong Tòa án nhân dân cấp huyện đồng ý mới được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở, Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị tổ chức phiên họp để xem xét các trường hợp đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Phiên họp Hội đồng, Hội nghị chỉ được tổ chức khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng, Hội nghị.
Chỉ các trường hợp được ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng, Hội nghị đồng ý mới được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
3. Căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở, Hội nghị thi đua, khen thưởng của đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định tặng hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền.
4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tổ chức phiên họp để xem xét các trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Phiên họp Hội đồng chỉ được tổ chức khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng.
Chỉ các trường hợp được ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng đồng ý mới được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Riêng kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Anh hùng Lao động” phải có số phiếu đồng ý từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên của Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
5. Căn cứ đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định tặng hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền.
6. Mỗi vòng bỏ phiếu lựa chọn đề nghị tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ được tiến hành không quá 02 lần bỏ phiếu. Nếu sau hai lần bỏ phiếu mà chưa lựa chọn được, thì việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Người có thẩm quyền quy định tại Điều 27 Thông tư này hoặc Trưởng Cụm và Phó Trưởng Cụm thi đua quyết định (đối với Cờ thi đua). Trong trường hợp này, tập thể, cá nhân là nhân tố mới, có thành tích nổi bật hơn sẽ được ưu tiên xem xét.
7. Đối với cá nhân được Điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì cơ quan, đơn vị Điều động, biệt phái xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng trên cơ sở ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được Điều động, biệt phái.
8. Đối với cá nhân chuyển công tác thì cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ).
Trên đây là tư vấn về thủ tục xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Thông tư 01/2018/TT-TANDTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?