Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án

Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm thông tin về hoạt động khiếu nại hàng hải. Cho tôi hỏi, hiện nay, để thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án dựa vào những căn cứ nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!   Thanh Phương (0908****)

Ngày 27/8/2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Theo đó, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển phải làm đơn yêu cầu.

Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. Cụ thể bao gồm:

a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu là người phải thi hành án đã thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án;

b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay, thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín;

c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển.

Cũng theo quy định này, biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.

Trên đây là nội dung hỗ trợ đối với thắc mắc của bạn về căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để thi hành án. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Tàu biển
Hỏi đáp mới nhất về Tàu biển
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân khi hoạt động thì có bị xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/5/2025, không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển cần có tối thiểu bao nhiêu tàu lai dắt?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên có gì thay đổi từ ngày 01/9/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên từ ngày 01/9/2023 quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký được tiến hành ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tàu biển
Thư Viện Pháp Luật
200 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào